Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nhưng ở nhiều làng quê ở Thừa Thiên Huế vẫn còn lưu giữ nhiều vốn quý về văn hóa, lịch sử của cha ông. Hơn 250 năm qua, người dân làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc) vẫn luôn bảo vệ, gìn giữ những văn bản Hán - Nôm khẳng định chủ quyền vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Dẫn chúng tôi vào ngôi đình làng cổ kính đã gắn bó với vùng quê này qua biết bao năm tháng, cụ ông Nguyễn Hào (82 tuổi), Trưởng ban nghi lễ làng Mỹ Lợi cặm cụi bê chiếc hộp đã bạc màu trong đó cất giữ những văn bản Hán – Nôm có từ năm Cảnh Hưng 20 (1759) rồi tự hào kể lại:
Dẫn chúng tôi vào ngôi đình làng cổ kính đã gắn bó với vùng quê này qua biết bao năm tháng, cụ ông Nguyễn Hào (82 tuổi), Trưởng ban nghi lễ làng Mỹ Lợi cặm cụi bê chiếc hộp đã bạc màu trong đó cất giữ những văn bản Hán – Nôm có từ năm Cảnh Hưng 20 (1759) rồi tự hào kể lại:
“Bao đời nay nó được xem như linh hồn của cả làng nên từ xa xưa cha ông chúng tôi căn dặn bằng mọi giá phải bảo vệ giữ gìn những văn bản này.
Trong đó ghi lại làng Mỹ Lợi đã có công trong việc làm nhiệm vụ hỗ trợ, tiếp tế cho đội tàu thuyền làm đi tuần tra ở đảo Hoàng Sa thời Nguyễn. Đây là niềm vinh dự cho chúng tôi khi được trong coi những tấm văn bản quý giá này”.
Cụ Nguyễn Hào cùng văn bản Hán – Nôm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa |
Năm 2009, những văn bản này đã được các nhà nghiên cứu về văn hóa Huế dịch nghĩa với đại ý như sau: “Vào năm Quý Hợi (1973), phường An Bằng (nay là làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang) buộc phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi) đón chiếc thuyền Đội Hoàng Sa ở chỗ giáp ranh để kéo về đến bờ sông.
Hai bên cùng kết hợp tuần tra, tiếp tế lương thực nhưng phường An Bằng lại không làm. Đến năm Cảnh Hưng 20 (1759) triều đình phê cho phường Mỹ Toàn bắt phường An Bằng đền 3 quan tiền”, cụ Hào cho biết thêm.
Đình làng Mỹ Lợi được xây dựng từ năm 1808 để thờ các ngài khai canh thành lập làng năm 1562, đến ngày hôm nay thì đã trải qua 3 lần trùng tu.
Đình làng Mỹ Lợi được xây dựng từ năm 1808 để thờ các ngài khai canh thành lập làng năm 1562, đến ngày hôm nay thì đã trải qua 3 lần trùng tu.
Đình làng Mỹ Lợi, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia |
Hằng năm ở đây tổ chức nhiều lễ như: tế thanh minh, rằm tháng tư, rằm tháng bảy…và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân làng.
Nhờ những đóng góp về lịch sử, văn hóa trên mà vào tháng 7/1996, đình làng Mỹ Lợi đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đầu năm 2010, cũng tại đình làng cổ kính này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với UBND xã Vinh Mỹ đã tiến hành bàn giao các văn bản gốc cho Bộ Ngoại giao trước sự chứng kiến của đông đảo người dân và lãnh đạo các cấp.
Trong 2 cuộc kháng chiến giữ nước vừa qua, Mỹ Lợi là một pháo đài cánh mạng, nhân dân anh dũng chiến đầu bảo vệ quê hương. Nhờ những chiến công đó mà năm 1988, làng Mỹ Lợi nhận được Bằng có công với nước.
Đầu năm 2010, cũng tại đình làng cổ kính này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với UBND xã Vinh Mỹ đã tiến hành bàn giao các văn bản gốc cho Bộ Ngoại giao trước sự chứng kiến của đông đảo người dân và lãnh đạo các cấp.
Trong 2 cuộc kháng chiến giữ nước vừa qua, Mỹ Lợi là một pháo đài cánh mạng, nhân dân anh dũng chiến đầu bảo vệ quê hương. Nhờ những chiến công đó mà năm 1988, làng Mỹ Lợi nhận được Bằng có công với nước.
Năm 2004, Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 2/2011, tiếp tục đón nhận Huân chương lao động hạng Ba.
Ông Phan Như Ý, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ cho biết: “Nhân dân làng Mỹ Lợi hết sức tự hào khi đã gìn giữ những văn bản có từ thời xa xưa để làm bằng chứng lịch sử không thể chối cãi khẳng định chủ quyền vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp nối những truyền thống của cha ông đi trước quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.”
Những văn bản Hán – Nôm quý giá này cùng với châu bản triều Nguyễn vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ( thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) một lần nữa là minh chứng hùng hồn khẳng định chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Anh Tài
Ông Phan Như Ý, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ cho biết: “Nhân dân làng Mỹ Lợi hết sức tự hào khi đã gìn giữ những văn bản có từ thời xa xưa để làm bằng chứng lịch sử không thể chối cãi khẳng định chủ quyền vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp nối những truyền thống của cha ông đi trước quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.”
Những văn bản Hán – Nôm quý giá này cùng với châu bản triều Nguyễn vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ( thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) một lần nữa là minh chứng hùng hồn khẳng định chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Anh Tài
Theo:Vietnamnet